
Phương pháp thi công cho hệ thống trần đang trong quá trình xây dựng
Bạn có thể tưởng tượng việc thi công trần cách âm cũng vẫn dựa trên nguyên lý cách âm và tiêu âm đó là tạo ra một khoảng trống trong trần để có thể đưa vào các vật liệu cách âm tiêu âm ngăn chặn âm thanh dẫn truyền ra.
Sau khi hoàn chỉnh phần mái, chuẩn bị các vật liệu cần thiết để lắp đặt trần. Bao gồm những bước cơ bản sau:
Bước 1: Dải một lớp cao su lưu hóa có độ dày 15mm, 25mm, 50mm,… tùy thuộc vào từng công trình.
Bước 2: Tiếp đến phía trên lớp cao su lưu hóa sẽ được phủ một lớp bông cách âm (bông khoáng, bông thủy tinh).
Bước 3: Tiếp theo một lớp cao su non có độ dày từ 5mm tới 30mm được dải kín
Bước 4: Sử dụng lớp túi khí. Túi khí có tác dụng làm kín âm thanh
Xác định khoảng cách của các thanh chính (thanh dọc) sao cho phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách tiêu chuẩn quy định và đo độ phẳng của khung.
Bước 5: Tạo khung đỡ hoặc sử dụng lưới đỡ bông để giữ các lớp vật liệu
Bước 6: Lớp ngoài cùng bạn sử dụng tấm lợp hoặc vách thạch cao
Phương pháp thi công cho hệ trần đã xây dựng
Trong trường hợp ngôi nhà của bạn đã và đang được sử dụng và bạn muốn làm cách âm cho phòng ngủ hay phòng hát nhà mình vì bị ảnh hưởng bởi tiếng ồn từ tầng trên hay môi trường bên ngoài. Hoặc đơn giản bạn muốn thi công cách âm trần để tránh trường hợp tiếng ồn từ phòng làm ảnh hưởng đến hàng xóm.
Phương pháp cách âm cho trần được sử dụng phổ biến hiện nay đó chính là sử dụng tấm thạch cao.
Bước 1: Lắp đặt hệ thống khung xương
Bước 2: Lắp ghép bắn tấm trần thạch cao
Bước 3: Sơn bả và hoàn thiện trần thạch cao
Chú ý khi thi công cách âm là phải kín, từ việc xếp vật liệu cách âm cho tới việc cách âm kín diện tường.
Sử dụng tấm thạch cao có ưu, nhược điểm gì?
Trần thạch cao được sử dụng phổ biến hiện nay. Thạch cao có dạng tấm thường được dùng để cách âm trần nhà. Khi thi công, bạn nên chừa lại một khoảng không giữa trần thạch cao và trần nhà gốc để hạn chế âm thanh truyền qua kết cấu.
Đa số các đơn vị thi công đều sử dụng thạch cao dạng tấm. Màu trắng nguyên bản từ thạch cao còn làm tăng tính thẩm mỹ, dễ dàng trang trí cho ngôi nhà.
Bên cạnh đó, để tăng cường hiệu quả cách âm cho căn hộ, bạn có thể sử dụng kết hợp tấm thạch cao với một vật liệu cách âm khác như bông thủy tinh, bông khoáng.
Tuy nhiên, sản phẩm còn có nhiều nhược điểm như:
- Khả năng chịu nước kém: Công thức hóa học của thạch cao là CaSO4.2H2O CASO4 . 1/2H2O + 3/2 H2O. Do đó sau một thời gian khi gặp nước thạch cao sẽ bị phân hủy, xuất hiện những vùng ố vàng, ẩm mốc trên hệ trần trông rất xấu.
- Tuổi thọ của tấm thạch cao thấp: Chỉ trong khoảng 5 – 10 năm. Sau thời gian đó trần thạch cao có thể bị nứt các mối tiếp giáp khiến bạn phải mất thêm chi phí sửa chữa lại toàn bộ trần.
- Khả năng chống nóng không cao: Nếu nhiệt độ mái bị hấp thụ xuống phía dưới từ 35 độ C trở lên thì tấm thạch cao sẽ không phát khả năng cách nhiệt, chống nóng của nó
Ngoài ra, khả năng cách âm của thạch cao thấp, nên nhiều gia chủ thường phải thi công kèm theo một lớp vật liệu cách âm như bông khoáng hay bông thủy tinh.
Tuy nhiên, bông khoáng hay bông thủy tinh được làm từ những sợi nhỏ thủy tinh, dù rất mềm mại nhưng phần bụi của nó trong khi thi công, cắt xén có thể bay vào không khí và dính vào mắt, da gây khó chịu và ngứa ngáy.
Bên cạnh đó, tuổi thọ của bông thủy tinh thấp, không phù hợp với những công trình chung cư hay nhà ở dân dụng (đòi hỏi những dòng vật liệu đạt tuổi thọ > 40 năm). Trọng lượng của bông khoáng và bông thủy tinh khá nặng làm tăng tải trọng cho công trình.
Nên sử dụng sản phẩm nào để cách âm trần hiệu quả nhất hiện nay?
Với những nhược điểm kể trên của thạch cao và những sản phẩm khác, Tân Phú Minh đã nhập khẩu trực tiếp tấm cách nhiệt Takani – Một dòng sản phẩm có hiệu quả cách âm, cách nhiệt hiệu quả.
Đây là một giải pháp thay thế hoàn toàn tấm thạch cao hoàn hảo. Tấm cách nhiệt Takani có cấu tạo lớp lõi PIR và 2 lớp bề mặt xi măng polyme chuyên dụng, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ Nhật Bản. Do đó, sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp khắc phục hoàn toàn những nhược điểm vốn có của thạch cao.
Cụ thể:
- Khả năng cách âm tốt: Sản phẩm có cấu trúc tế bào ô kín, phân bổ đều đặn với mật độ cao nên có khả năng cách âm triệt để. Sản phẩm đạt hiệu quả cách âm tới 23dB (đã được test tại phòng thí nghiệm).
- Độ bám dính tốt: Chất liệu bề mặt của tấm là lớp xi măng polyme, tạo độ bám dính cho lớp sơn bả hoàn thiện.
- Khả năng cách nhiệt tuyệt vời: Tấm Takani có lớp lõi PIR với hệ số dẫn nhiệt thấp, ~ 0.021w/m.k mang lại khả năng chống nóng hiệu quả
- Là vật liệu đẳng nhiệt: Sản phẩm sẽ không bị biến dạng cơ lý khi nhiệt độ môi trường thay đổi, giúp ổn định bề mặt trần và khe nối giữa các tấm.
- Tuổi thọ cao: Chất liệu PIR được thí nghiệm tại phòng Test DIN (Cộng Hòa Liên Bang Đức) cho kết quả sản phẩm giữ được tuổi thọ trên 70 năm.
- Khả năng chống thấm cao: Là vật liệu có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, khả năng tự chống thấm cao, giúp bảo vệ “sức khỏe công trình” trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. Tỷ suất hút nước của tấm Takani ≈ 36,5 g/m2 sau khi ngâm trong nước 48 giờ đồng hồ.
Ngoài những tính năng nổi bật trên thì tấm Takani không thua kém gì về mặt thẩm mỹ so với tấm thạch cao. Sản phẩm cũng có thể thiết kế theo nhiều phong cách khác nhau như trần thả hay trần chìm.
Cách thức thi công tấm Takani giống hoàn toàn với các bước thi công tấm thạch cao.